Súng phun sơn là gì? cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của súng phun sơn

Trong thời đại công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì súng phun sơn là một công cụ không thể thiếu trong mỗi công xưởng sản xuất. Vậy súng phun sơn là gì ? Súng phun sơn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao mà lại được sử dụng phổ biến như vậy? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!

Nội dung

Súng phun sơn là gì?

Súng phun sơn là dụng cụ cầm tay, được dùng rộng rãi trong ngành mộc hoặc các ngành nghề cần phun sơn hoặc phủ bề mặt (sơn gỗ, sơn ô tô, sơn nội thất, nhựa, ngành da …) Súng phun sơn hoạt động dựa trên nguyên tắc khí nén để đẩy sơn ra ngoài cho tia sơn đều và phủ tán rộng theo bề mặt vật liệu được phun

Súng phun sơn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi hệ thống máy phun sơn – máy phun sơn tĩnh điện. Việc sử dụng súng phun sơn sẽ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với nền công nghiệp đang trên đà phát triển hiện nay.

Vậy súng phun sơn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Cấu tạo súng phun sơn

Đối với các loại súng phun sơn thông dụng hiện nay, cấu tạo của nó gồm có 10 phần chính

1 – Nắp chụp: Nắp chụp của súng phun sơn gồm 2 loại chủ yếu. Nếu nắp chụp có 2 tai nhô lên thì tia sơn sẽ phun ra hình elip, còn nắp chụp hình tròn sẽ phun ra tie sơn hình tròn. Tùy từng vệt sơn sẽ phù hợp sơn trên các bề mặt khác nhau.

Ví dụ: vệt sơn hình elip sẽ phù hợp với phun sơn trên bề mặt làm việc rộng, vệt sơn hình tròn phù hợp với việc phun sơn trên vùng làm việc nhỏ.

Ngoài ra, để điều chỉnh lượng sơn phun ra chúng ta có thể vặn chặt hoặc nới lỏng nắp chụp

  • Vặn chặt nắp chụp để điều chỉnh hình dạng và lượng sơn thoát ra
  • Nới lỏng nắp chụp để tạo ra vệt sơn hình ovan, siết chặt sẽ tạo ra vệt sơn hình tròn, nhỏ

2 – Kim béc

3 – Thân súng phun sơn

4 – Cò súng: có tác dụng cho khí và sơn phun ra. Tại cò súng hoạt động được chia làm 2 giai đoạn

  • Kéo nhẹ sẽ mở van khí và chỉ có không khí được phun ra
  • Tiếp tục kéo cò súng sẽ làm cho kim súng sơn mở và sơn sẽ được phun ra cùng với không khí

5 – Van chỉnh hơi
6 – Van chỉnh sơn
7 – Lò xo
8 – Chốt và móc để gắn cò súng phun sơn
9 – Ốc vặn (để gắn với khớp nối. Khớp nối được gắn trực tiếp với dây hơi)
10 – Ốc vặn để gắn với bình sơn

Nguyên lý hoạt động của súng phun sơn

Để việc sử dụng súng phun sơn được hiệu quả cao, tránh các vấn đề về xảy ra trong quá trình sử dụng thì chúng ta nên hiểu về nguyên lý hoạt động của súng phun sơn. Sau khi nối các ống sơn, ống khí vào súng, đường ống hút vào bình sơn thì vận hành máy/súng phun sơn để tạo áp lực khí.

Điều chỉnh đầu súng và áp lực phù hợp để súng phun sơn bắn lên bề mặt vật liệu cần phun sơn. Sau khi điều chỉnh áp lực phù hợp, để súng hoạt động ổn định, bạn chỉ cần bóp cò súng và di đến các vị trí trên bề mặt vật liệu

Hướng dẫn sử dụng súng phun sơn cầm tay

Hầu hết tất cả các loại súng phun sơn cầm tay hiện nay đều có cách sử dụng khá đơn giản và tương đồng nhau, do đó bất kỳ ai cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, muốn sơn ra đều, đẹp thì việc phun phải có kỹ thuật sẽ giúp việc phun sơn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm

Trước khi sử dụng súng phun sơn ta cần phải điều chỉnh áp lực phun và tia phun qua đầu súng một cách hợp lý

Lượng hơi từ máy nén khí

Đối với các loại súng phun sơn cầm tay, áp lực thông thường từ 2.5 – 3kg, ở mức áp lực này sẽ giúp súng hoạt động ổn định. Đối với các loại súng phun sơn đặc biệt sẽ có yêu cầu khí nén khác nhau, vì vậy trước khi dùng cần xem kỹ hướng dẫn đi kèm để tránh rủi ro không cần thiết xảy ra

Để sử dụng các loại súng phun sơn thông thường thì máy nén khí phải có mã lực từ 1 HP trở lên thì mới đảm bảo được yêu cầu của súng. Và đối với những dòng áp lực thấp thì nên sử dụng lượng hơi không quá mạnh, có thể tiết kiệm đến 20-30% sơn.

Các núm điều chỉnh trên thân súng

Sau khi đã đảm bảo cấp đủ lượng khí nén lên súng như yêu cầu của nhà sản xuất thì đối với những người mới lần đầu sử dụng súng phun mà chưa có kinh nghiệm điều chỉnh áp lực hơi thì có thể gắn thêm đồng hồ điều chỉnh áp suất để có thể điều chỉnh chính xác nhất.

– Núm điều chỉnh hơi

Vị trí: Nằm ngay dưới đuôi súng, cạnh đầu cắm dây hơi cung cấp khí nén.

Tác dụng: Điều chỉnh lượng hơi cung cấp vào súng. Với những thợ sơn lâu năm nhiều kinh nghiệm thì họ không cần dùng đến điều áp mà có thể cảm nhận rất chính xác lượng hơi bao nhiêu là phù hợp.

– Núm điều chỉnh lưu lượng sơn

Tác dụng: Điều chỉnh lượng sơn chảy ra đầu kim-bec ra nhiều hay ít sơn. Để điều chỉnh lượng sơn thì xoay nút điều chỉnh. Xoáy về bên phải để tăng lượng sơn và ngược lại xoay bên trái để giảm lượng sơn

– Núm điều chỉnh độ xòe

Vị trí: Nằm đầu tiên từ trên xuống.

Tác dụng: Điều chỉnh độ xòe của súng phun sơn. Độ xòe to ra hoặc bé lại cho phù hợp với bề mặt. Với những bề mặt lớn ta cần chỉnh độ xòe lớn và đối những bề mặt nhỏ thì cần điều chỉnh nhỏ.

– Nắp chụp của súng phun sơn

Lỗ phun trên nắp chụp chính là quyết định mức độ xé tơi sơn. Sơn bị xé tơi thành nhiều mảnh, đi ra từ nắp chụp.

– Cò súng sơn

Việc cần lưu ý nữa đó chính là sử dụng cò của súng phun sơn. Khi bóp cò thì sẽ có 2 nấc. Nấc thứ nhất chỉ ra khí, hơi. Thiết kế như vậy rất tiện, có thể làm sạch bề mặt vật phun trước khi phun. Nấc thứ 2 mới là phun sơn. Sơn ra nhiều hay ít là do cách phun của thợ có đều tay hay không.

Lưu ý khi phun sơn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *